Bđs khu tây TP HCM trở thành điểm sáng của thị trường địa ốc khi dân số lớn, nguồn cung ngày một khan hiếm khiến đang dần trở thành điểm nóng đầu tư bất động sản đầy tiềm năng. Thêm vào đó là sự chuyển động mạnh mẽ của các dự án hạ tầng trọng điểm kết nối các khu vực giúp diện mạo khu Tây Tp.HCM thay đổi từng ngày, trở thành điểm ‘sáng’ của thị trường đầu tư địa ốc.
Bđs khu tây TP HCM thiếu hụt nguồn cung, dự án mới được săn đón
Thời điểm năm 2020, khu vực phía Tây Tp.HCM được giới đầu tư địa ốc quan tâm và ‘săn lùng’ nhiều nhất các dự án bất động sản ở phân khúc căn hộ tầm trung. Tuy nhiên thì trên thị trường lại chỉ xuất hiện ít các dự án căn hộ có mức giá tầm trung, phù hợp với nhu cầu của phần đông người mua nhà. Theo dự báo, các dự án này rất có thể trở thanh ‘điểm nhấn’ của thị trường bất động sản khu Tây Tp.HCM trong năm tới.
Cùng với đó, lượng bất động sản của khu Tây trong nhiều năm qua luôn ở mức cao và chưa hề có dấu hiệu giảm. Dân số đông, liên tục tăng qua các năm, kéo theo đó là nhu cầu nhà ở cực kỳ lớn. Cụ thể như quận Bình Tân với hơn 785.000 người, Bình Chánh gần 800.000 người, quận 8 khoảng 452.000 người, quận 6 hơn 350.000 người…Với nguồn ‘cầu’ lớn như vậy trong khi nguồn cung lại chỉ ở mức khiêm tốn.
Theo báo cáo thị trường từ DKRA cho biết tỷ lệ tiêu thụ chung của khu Tây Tp.HCM duy trì ở mức cao, mỗi một dự án mới luôn đạt từ 80 – 90,5%. Dễ thấy rằng, nhu cầu về nhà ở của khu Tây cực kỳ lớn.

Sự chuyển động mạnh mẽ từ hạ tầng sẽ là đòn bẩy giúp bất động sản khu Tây Tp.HCM trở thành điểm sáng
Sự thay đổi ngoạn mục từ ‘câu chuyện hạ tầng’ cùng với nhiều tiện ích phong phú, đa dạng đã đưa bất động sản khu Tây trở thành điểm sáng của thị trường đầu tư địa ốc, thu hút một lượng lớn ‘nhu cầu’ mua và đầu tư của khách hàng.
Những năm gần đây, khu vực đón nhận ‘sự góp mặt’ của nhiều dự án hạ tầng trọng điểm như: Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 10, quốc lộ 50, đại lộ Võ Văn Kiệt, đặc biệt là cao tốc Tp.HCM- Trung Lương và tuyến Metro 3A.
Bên cạnh đó, Tp.HCM và tỉnh Long An cũng đang được đầu tư, quy hoạch mở rộng thêm các tuyến đường nhằm tăng tính liên kết vùng giữa các địa phương.
Khu Tây còn được coi là cửa ngõ kết nối Tp.HCM và đồng bằng sông Cửu Long, vậy nên địa bàn này dân số sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc nhu cầu nhà ở cũng tăng theo. Ví dụ như cầu An Phú Đông bắc qua sông Vàm Thuận kết nối quận Gò Vấp và Quận 12 với nhau đã có tác động rõ nét đến bộ mặt trị trường bất động sản khu Tây trong năm 2020 vừa qua.

Ngoài ra, quận 12 sắp tới sẽ là điểm dừng nghỉ của tuyến ga tàu điện ngầm Metro số 4 kết nối với Bến Thành Quận 1. Chỉ tính riêng tác động của tuyến Metro này, giá bất động sản xung quanh dự án sẽ tăng ít nhất từ khoảng 10,5 – 15%, hoặc có thể còn cao hơn nữa tùy vào nơi có vị trí cốt lõi.
Hay như tuyến đường chạy dọc quốc lộ 22, Lê Thị Riêng, Lê Văn Khương, Hà Huy Giáp…sau khi được quy hoạch và mở rộng đã tạo điều kiện cho các tiểu thương giao lưu buôn bán. Lưu thông dễ dàng, thuận tiện là lý do khiến cho nhiều người muốn tìm mua đất nền để xây nhà ‘an cư lạc nghiệp’ tại nơi đây. Thậm chí, nhiều gia đình còn chuyển nhà từ trung tâm ra đây để tìm kiếm một cuộc sống ‘xanh’ theo đúng nghĩa.
Mặt khác, tốc độ tăng dân số của khu vực phía Tây Tp.HCM cũng là một trong những ‘động lực’ tiếp tục nhận thêm các chính sách mới nhằm duy trì đà phát triển ổn định, giúp cho khu vực này trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, khu Tây hiện đang đẩy mạnh chiến lược phát triển đô thị vệ tinh với trung tâm hành chính là quận Bình Chánh với vai trò chủ đạo là ‘hạt nhân’. Với chiến lược phát triển này, khu Tây Tp.HCM sẽ trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Bất động sản cũng nhân ‘đà’ này tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi từ huyện lên quận dự kiến vào cuối năm 2025.