Thị trường bất động sản HCM thì cơ hội sở hữu nhà ở của giới trẻ, người lao động có thu nhập thấp ngày càng ‘xa vời’ bởi các dự án bất động sản ‘vừa với túi tiền’ thu nhập của nhóm đối tượng này ngày càng khan hiếm tại Tp.HCM
Thị trường bất động sản HCM bức tranh lệch pha trong 6 tháng đầu năm 2021
Tại Tp.HCM, giá căn hộ hạng C với mức giá khoảng dưới 25 triệu/1m2 ngày càng trở nên khan hiếm, cả các căn hộ có giá khoảng 30 triệu đồng/1m2 cũng dần hiếm hoi. Các dự án căn hộ hạng C tại Tp.HCM được quy hoạch chủ yếu ở các khu vực xa trung tâm như: quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, Bình Chánh….có giá trung bình giao động từ 30 – 35,2 triệu đồng/1m2. Cụ thể như tại quận 6, các căn hộ trung cấp 2 phòng ngủ có giá khoảng 2,5 tỷ đồng, tương đương khoảng 35 triệu đồng/1m2. Các căn hộ có giá ‘vừa vặn’ với túi tiền khoảng dưới 2 tỷ đồng, tương đương 25- 30 triệu đồng/1m2 hiện rất ít.
Theo thống kê của HOREA, từ khoảng đầu năm 2020 đến nay, Tp.HCM chỉ có khoảng 26 dự án nhà ở đủ điều kiện ‘kêu gọi’ vốn với tổng đầu tư khoảng 15.092 căn. Trong đó, 5.339 là các căn hộ cao cấp có giá chào bán trên 40 triệu đồng/1m2, số còn lại là các căn hộ trung cấp có giá bán từ 20- 35,5 triệu đồng/1m2. Phân khúc nhà ở bình dân có giá bán dưới 20 triệu đồng/1m2 vô cùng ‘hiếm hoi’, chỉ có khoảng gần 200 căn. So với cùng kỳ năm 2019 thì nguồn cung phân khúc căn hộ bình dân trên thị trường có khoảng hơn 12.368 căn.

Theo Ông TRần Hoàng Quân, giám đốc Sở Xây Dựng Tp.HCM cho biết; trong 2 quý đầu năm 2021, Tp.HCM đã xác nhận đủ điều kiện huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai của 14 dự án với tổng số gần 12.000 căn(tổng giá trị gần 900.000 tỷ đồng). Trong đó, phân khúc căn hộ cao cấp chiếm khoảng 58,91% tương đương hơn 7.000 căn, còn lại là phân khúc trung cấp, bình dân.
So với cùng kỳ năm 2020, tuy số lượng dự án không tăng nhưng số lượng nhà ở được ghi nhận đã có dấu hiệu tích cực hơn, tăng 161,72% về số lượng nhà ở; phân khúc cao cấp tăng 122,53%, trung cấp tằng 297,47%.
Đáng lưu ý, năm 2020, phân khúc căn hộ tầm trung tụt dốc mạnh chỉ chiếm hơn 1,07% tổng số 16.897 sản phẩm nhà ở. Sang đến quý I/2021, tỷ lệ phân khúc căn hộ cao cấp hạng sang chiếm hơn 60,1% tỷ lệ nhà trung cấp chiếm gần 41%, các căn hộ có giá bình dân gần như ‘vắng bóng’ trên thị trường Tp.HCM.
Đánh giá về sự lệch phan cung cầu này, Ông Lê Hoàng Châu cũng nhận định rằng; Thị trường bất động sản Tp.HCM trong những năm gần đây đã có biểu hiện thừa cung trong phân khúc các căn hộ hạng sang, cụ thể là bất động sản nghỉ dưỡng, song những sản phẩm nhà ở ‘vừa vặn với túi tiền’ , nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội thì lại thiếu hụt nghiêm trọng.
Bất động sản HCM tháo gỡ các tồn tại, định hướng phát triển thị trường nhà ở bền vững
Trong nhiều năm qua, một số các doanh nghiệp tư nhân đã xây dựng nhà ở thương mại giá thấp để bán, song do chưa thành ‘xu thế’ do tỷ suất lợi nhuận quá thấp. Trong khi việc kinh doanh xây dựng nhà ở cao cấp lại đem đến tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Bởi vậy, cần có cơ chế hỗ trợ phát triển nhà ở thương mại giá thấp, ‘vừa vặn’ với túi tiền của phần đông người dân.

Bên cạnh đó, nhiều dự án bất động sản bị vướng vào ‘vòng lao lý’; thủ tục pháp lý, hành chính kéo dài, nhiều dự án mất tới hơn 5 năm trời mới được hoàn thiện, nên chi phí lãi vay bị đội lên rất lớn. Dự án ‘không cầm cự’ được sẽ phải dừng lại nên nguồn cung trở nên ‘ít ỏi’.
Nhằm tháo gỡ các tồn đọng này, vừa qua UBND Tp. HCM đã phê duyệt Đề Án ‘Xây dựng chương trình nhà ở Tp.HCM giai đoạn 2021- 2030’. Dự án này nhận định; quá trình phát triển nhà ở tại thành phố chưa bền vững, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu lớn, rất lớn về nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội, nhà ở phù hợp, ‘vừa vặn’ với túi tiền chi trả của người dân. Định hướng giai đoạn 2021- 2030, thành phố dự kiến sẽ phát triển khoảng 4 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, trong đó giai đoạn 2021- 2025 sẽ phát triển khoảng 1,8 triệu m2 sàn.
Để tiến tới hoàn thành mục tiêu này, Tp.HCM tiến tới sẽ đa dạng hóa các phương thức đầu tư nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Rà soát, bố trí và phân bổ quỹ đất khoảng 20% đất ở trong các dự án nhà ở thương mại trên 10ha để đầu tư, xây dựng tạo lập quỹ nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, Tp.HCM sẽ ưu tiên sử dụng quỹ đất nhà nước trong việc trực tiếp quản lý để đầu tư nhà ở xã hội thuộc quyền sở hữu nhà nước. Đồng thời sẽ tạo quỹ đất sạch dọc các trục giao thông công cộng trọng điểm, cụ thể là các tuyến Metro, tuyến vành đai để xây dựng các dự án nhà ở xã hội.