Xu hướng bất động sản dịch chuyển ra khỏi ‘lõi’ trung tâm đô thị cũng giống như bất kỳ thành phố nào trên thế giới, TP.HCM có ngưỡng phát triển giới hạn về mọi nguồn tài nguyên; nước, không khí, hạ tầng, đất đai,.
Việc dân cư phân bổ không đồng đều, tập chung chủ yếu vào lõi trung tâm ngày càng gia tăng, gây sức ép lớn đến mọi mặt kinh tế, đời sống, xã hội. Bởi vậy, việc dịch chuyển ra khỏi lõi đô thị là điều tất yếu sớm hay muộn. Người mua chấp nhận đi xa hơn để có một ‘mảng xanh rộng lớn’, không gian sống mới, hạ tầng kỹ thuật thuận tiện, đa dạng hơn.

‘Vị trí vàng’ của thị trường bất động sản
Trong tất cả các yếu tố tạo nên giá trị của bất kỳ một sản phẩm bất động sản, vị trí luôn là yếu tố tiên quyết. Một sản phẩm bất động sản được coi là có ‘vị trí vàng’ xác định bởi khoảng cách đến các công trình hạ tầng giao thông, tiện ích trọng điểm của thành phố, đô thị.
Điển hình như những năm gần đây khi hạ tầng giao thông ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM đón hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông đô thị. Kéo theo đó là sự ‘góp mặt’ của các tập đoàn bất động sản trong và ngoài nước. ‘Ăn theo’ đà phát triển và đồng bộ hạ tầng khu vực này, giá trị bất động sản cũng tăng lên nhanh chóng.

Trung tâm đô thị không còn là lựa chọn hàng đầu các nhà đầu tư bất động sản
Là tâm điểm phát triển của toàn thành phố – lõi trung tâm đô thị trước nay luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với người dân. Nơi đây tập trung những công trình biểu tượng, các cơ quan hành chính – kinh tế- văn hóa- xã hội, hệ tầng giao thông phát triển đồng bộ cùng các quần thể tiện ích triệu đô.
Song với mật độ gia tăng không ngừng của dân số, quy đất ngày một eo hẹp. Cùng với biến đổi của điều kiện tự nhiên môi trường như khí hậu, xăng xe khói bụi, ô nhiễm….tất cả tạo thành một sức ép lớn khiến khu vực lõi trung tâm đang dần trở nên chật chội, ngột ngạt hơn.
Thêm vào đó là sức ép của giá cả nhà đất khu vực trung tâm ngày một tăng giá, khiến cho khu vực này không còn là nơi ‘an cư lạc nghiệp’ lý tưởng nữa.
Sắp tới đây, khi một số các nút thắt giao thông trọng điểm như; cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu cùng với hàng loạt công trình nâng cấp phát triển hạ tầng trọng điểm khác đi vào hoạt động sẽ là ‘bệ phóng’ thúc đẩy các cực tăng trưởng xung quanh TP.HCM; Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu…Theo đó, việc giãn dân cư đô thị ra các khu vực lân cận là điều tất yếu.

Bên cạnh đó, giữa tình hình đại dịch Covid-19 như hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của mọi nhà là sức khỏe. Thị trường bất động sản có không gian xanh rộng lớn, cảnh quan trong lành, sông hồ bao bọc, cách xa môi trường khói bụi, ô nhiễm nơi đô thị…đem đến không gian sống lý tưởng tất nhiên sẽ thắng thế.
Theo ghi nhận của một số đơn vị môi giới bất động sản thì nhu cầu của nhiều người mua sẵn sàng đi xa thêm vài km để đổi lấy không gian sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên, tốt cho sức khỏe gia đình hơn.
Bất động sản ngoại ô chiếm ‘ưu thế’ nhờ bệ phóng hạ tầng giao thông
Đô thị kết nối và giao thoa tại các vị trí đắc địa với đồng bộ về hạ tầng giao thông là tiêu chí lựa chọn tiên quyết của nhà đầu tư chiến lược.
Cao tốc TP.HCM – Long Thành- Dầu Giây, sân bay Long Thành, cảng Cái Mép- Thị Vải…đang là vị trí kết nối liên vùng, thông thương quốc tế thuận lợi nhất. Đón đầu xu hướng này là hàng loạt các dự án tập trung dọc các tuyến đường cao tốc và xung quanh vị trí sân bay của các ‘ông lớn bất động sản’.

Các dự án với quỹ đất phù hợp, gắn liền với sông hồ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, kiến tạo môi trường sống với nhiều mảng xanh góp phần điều hòa khí hậu, thanh lọc môi trường không khí. Với nhiều nhóm đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ, thành đạt thì việc di chuyển thêm vài ba km trong phạm vi khoảng 30 phút với điều kiện giao thông thuận tiện để đổi lấy một không gian xanh, sạch, đẹp…
Cộng hưởng tất cả yếu tố nêu trên, bất động sản ngoại ô hứa hẹn sẽ là lựa chọn an cư hoàn hảo cho ‘mọi nhà’.